Tự làm máy ấp trứng gà đơn giản tại nhà bằng bóng đèn điện

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy ấp trứng gà, tuy nhiên giá thành khá cao. Do đó, nhiều bà con đã áp dụng phương pháp truyền thống sử dụng bóng đèn điện để ấp trứng gà. Đối với những trang trại gà công nghiệp thì việc ấp trứng gà rất quan trọng. Vậy ấp trứng gà bằng bóng điện sao cho hiệu quả, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con cách làm máy ấp trứng gà khá đơn giản lại vừa tiết kiệm được chi phí.

Hướng dẫn làm máy ấp trứng đơn giản từ bóng đèn điện

Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ:

  • Bóng đèn sợi đốt 40-60W
  • Thùng xốp lớn có khả năng cách nhiệt
  • Nhiệt kế
  • Khay đựng nước
  • Lưới quây

Quy trình làm máy ấp trứng gà:

Bước 1: Cắt một lỗ ở mặt nhỏ của thùng xốp để lắp bóng và đui đèn. Sử dụng băng dính đen để dán xung quanh lỗ và đui đèn để đảm bảo an toàn và tránh trường hợp chập cháy.

Bước 2: Chia thùng xốp thành hai phần theo chiều ngang, dùng lưới quay cứng ngăn cách phần có bóng đèn với phần còn lại. Đây là cách để đảm bảo an toàn cho gà con mới nở tránh tiếp xúc trực tiếp với bóng đèn.

Bước 3: Bật đèn khoảng 5-10 phút cho nhiệt độ đều khắp thùng và dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Bắt đầu đo từ vị trí xa bóng đèn nhất, dịch dần nhiệt kế lại gần bóng đèn cho đến khi nhiệt độ đo được là 37,5 độ C. Đánh dấu vị trí lại để xếp trứng vào trong khu vực đó.

Bước 4: Đặt vào thùng xốp một khay nước để tạo độ ẩm cho lò ấp. Sử dụng thiết bị đo độ ẩm để đảm bảo độ ẩm trong lò đạt mức tối ưu là 50-55%. Nếu độ ẩm thấp thì tăng kích thước của khay nước hoặc sử dụng miếng bọt biển để điều chỉnh lượng nước dễ dàng hơn. Lưu ý: bổ sung nước thường xuyên không được để nước trong khay cạn.

Bước 5: Khoét một cửa quan sát trên nắp của thùng xốp. Sử dụng kính chịu nhiệt lắp vào. Dùng băng dính để cố định tấm kính vào miệng cửa.

Bước 6: Chạy thử máy ấp trứng gà trong một hoặc vài ngày để điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ đạt mức tối ưu. Nhiệt độ cần giữ ở 37,5 độ C trong suốt quá trình ấp trứng. Độ ẩm thay đổi 50-55% trong 18 ngày đầu, 65-75% trong những ngày còn lại.

Tiến hành cho trứng vào máy để ấp trứng

Lựa chọn trứng để ấp

Đây là bước quan trọng quyết định trực tiếp đến khả năng thành công của việc ấp trứng. Trứng gà sử dụng để ấp là trứng được thụ tinh, trứng gà bình thường mua ở ngoài chợ sẽ không nở được. Trường hợp không có gà hay không có con trống thì nên mua trứng gà đã được thụ tinh của các trại gà địa phương.

Chất lượng của trứng gà ấp phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe của gà mẹ. Những con gà mái được chăn thả vườn sẽ khỏe mạnh hơn những con nhốt trong chuồng. Gà đẻ trứng thường nhỏ hơn gà nuôi để lấy trứng, gà thịt được nuôi để phát triển kích cỡ nên lớn hơn và phát triển khá nhanh. Do đó, khi mua trứng ấp bà con nên hỏi rõ chủ trại xem họ nuôi giống gà nào.

Sau khi đã lựa chọn được trứng chất lượng tốt, xếp chúng vào máy ấp trứng gà đã được đánh dấu vị trí có nhiệt độ tối ưu. Trứng được xếp gần nhau để duy trì mức nhiệt ổn điịnh. Tỷ lệ ấp nở trứng bằng lò ấp tối ưu dao động 50-85%. (Tuy nhiên, việc ấp nở trứng tự nhiên của gà mẹ vẫn se mang lại hiệu quả tốt hơn, gà con khỏe mạnh hơn)

Theo dõi thời gian, nhiệt độ và độ ẩm

Thời gian ấp trứng tiêu chuẩn là 21 ngày, vì vậy bà con cần ghi chép lại thời gian và tính ngày chính xác kể từ khi bắt đầu cho trứng vào lò ấp. Trong suốt quá trình ấp trừng cần theo dõi nhiệt độ và đô ẩm của lò ấp thường xuyên.

Quay – đảo trứng

Trong vòng 17 ngày đầu tiên, trứng phải được xoay thường xuyên để tránh phôi dính vào vỏ trứng. Đảo sao cho một đầu quả trứng lần lượt quay xuống dưới và đầu còn lại quay lên trên. Trong một ngày đảo liên tục ¼ đến ½ vòng 3 buổi trong ngày: buổi sáng – giữa buổi chiều – ban đêm. Để tiện theo dõi, bà con đánh dấu một đầu bằng chữ “X” và một đầu còn lại bằng chữ “O”. Mỗi lượt quay, tất cả chữ X hoặc tất cả chữ O đều hướng lên trên. Khi xoay phải nhẹ nhàng và tay đảm bảo sạch sẽ không dính dầu mỡ.

Soi trứng sau tuần ấp đầu tiên

Việc làm này giúp bà con theo dõi và phát hiện được những trứng không có phôi và kém chất lượng. Soi trứng khá đơn giản, chỉ cần giơ quả trứng trước nguồn sáng trong không gian tối hoặc sử dụng thiết bị soi trứng chuyên dụng. Nếu thấy trứng hỏng hoặc không có phôi cần loại bỏ chúng ra khỏi lò ấp.

Xoay trứng nhẹ nhàng để nhìn lòng trứng rõ hơn. Nếu phôi còn sống sẽ xuất hiện một đốm đen với các mạch máu tỏa ra xung quanh. Còn phôi chết sẽ có dạng vòng máu hoặc vệt máu bên trong vỏ trứng. Đối với trường hợp trứng không được thụ tinh sẽ trong suốt và không có phôi bên trong.

Cuối cùng là gà con bắt đầu nở

Sau 2 tuần, phôi phát triển và biến thành gà con. Khi soi trứng sẽ thấy 2/3 quả trứng được che kín không nhìn được chi tiết nào.

Vào ngày cuối cùng gà con sẽ bắt đầu đục vỏ trứng để thở. Từ thời điểm này cần quan sát trứng kỹ càng, thời gian từ lúc gà con đục vỏ trứng đến khi ra khỏi vỏ trong vòng 12 giờ. Vì gà con có dự trữ lòng đỏ để hút nên chúng không cần ăn uống gì trong vòng 24 giờ đầu sau khi nở. Những con gà nở sau 24 giờ kể từ khi con đầu tiên nở thường sẽ yếu ớt, không khỏe mạnh.

Tham khảo các dòng máy chế biến thức ăn chăn nuôi cho gà tại đây: Máy chế biến thức ăn chăn nuôi


Để được hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về các dòng máy ép cám viên của Công ty Bình Quân, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với nhân viên chăm sóc khách hàng để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất:

[su_button url=”tel:0941875995″ style=”3d” background=”#009900″ size=”10″ icon=”icon: phone-square”]Bấm gọi ngay 0941.87.5995[/su_button]


Chúc bà con thành công!

Để được tư vấn thông tin chi tiết về các dòng sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BÌNH QUÂN

Đ/C: Đường La Thành, Phường Phú Thịnh, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội

SĐT: 0914.87.2332 – 0941.87.5995 – 02433.74.74.74

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *