Hướng dẫn sử dụng các loại máy ép cám viên chăn nuôi Bình Quân

Ngày nay, để tiết kiệm chi phí đại đa số bà con thường áp dụng mô hình chăn nuôi truyền thống, tự chế biến thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm bằng cách tận dụng nguồn phụ phẩm sẵn có như ngô, khoai, sắn, rau bèo,… bã bia, bã đậu, khô dầu thu mua từ các cơ sở sản xuất bia, đậu nành, dầu lạc… Tuy nhiên phương pháp này để lại khó khăn về vốn đầu tư thiết bị máy móc, thời gian chế biến cũng như công sức lao động. Để giải quyết những hạn chế đó, Công ty Cơ khí Bình Quân đã sản xuất ra các dòng máy ép cám thành viên tích hợp đồng thời 3 tính năng nghiền – trộn – ép trong cùng một quá trình, giúp bà con tối giản chi phí, tiết kiệm thời gian chăn nuôi.

Các dòng máy ép viên S150, S200, S250 của Công ty có cấu tạo khá đơn giản nhưng khi sử dụng không phải ai cũng có đầy đủ kinh nghiệm để vận hành tốt máy. Đặc biệt, đối với những khách hàng ở xa không có điều kiện để đến trực tiếp Công ty thử máy, nên sau đây chúng tôi sẽ gửi tới bà con hướng dẫn sử dụng các loại máy ép cám thành viên cũng như cách xử lý một số lỗi thường gặp.

Hướng dẫn sử dụng máy ép cám viên của Công ty Bình Quân

Các loại máy ép cám viên S150, S200 và S250 có nguyên lý hoạt động tương tự nhau. Khi mô tơ quay truyền chuyển động đến quả lô ép khiến quả lô quay tròn liên tục thực hiện chức năng nghiền – trộn và tì ép nguyên liệu lọt qua mặt sàng tạo thành viên cám. Do đó, chúng đều có cách sử dụng và bảo dưỡng như nhau.

Máy ép cám thành viên mới mua về, 100% là mới nguyên nên mặt sàng còn nhám chưa được trơn nên bà con lưu ý chỉ ép nguyên liệu là bột cám gạo hoặc cám ngô ( khoảng 50-100kg) rồi mới tiến hành phối trộn các nguyên liệu thô khác. Lý do phải có thao tác này bởi mặt sàng càng trơn nguyên liệu sẽ không bị vón cục và tắc sàng, cám viên sẽ được tạo thành nhanh chóng cho năng suất cao.

Chuẩn bị nguyên liệu đem ép viên 

Tùy theo từng loại vật nuôi cũng như thời kỳ tăng trưởng của chúng mà bà con nên chọn các loại nguyên liệu phối trộn phù hợp. Máy ép cám thành viên có thể dùng được các nguyên liệu như bột cám, ngô hạt, khoai, sắn, rau cỏ, bã bia, khô dầu lạc, tôm, cua, cá nhỏ… Tuy nhiên bà con phải phối trộn sao cho hỗn hợp đem ép viên có độ ẩm dao động từ 20-30%, đảm bảo viên cám có độ kết dính mà không bị ướt quá làm tắc mặt sàng.

Lưu ý: Các loại cá rô phi to, cá mè, ốc bưu… bà con nên xay nhỏ trước khi đem phối trộn để ép viên. Nguyên liệu được nghiền, xay nhỏ trước sẽ giúp quá trình ép viên diễn ra nhanh chóng, cho năng suất cao. Bà con có thể tham khảo máy xay nghiền tại đây: Máy xay nghiền đa năng 

Lắp đặt và vận hành máy ép viên

  • Bà con nên đặt máy ở nơi bằng phẳng, khô ráo, tốt nhất nên đặt trong nhà tránh mưa nắng làm hỏng mô tơ.
  • Kiểm tra kỹ trước khi vận hành tránh để vật cứng, đồ kim loại rơi vào buồng làm việc sẽ làm hỏng sàng.
  • Dùng tay kéo thử dây curoa xem quả lô có quay không, có bị mắc kẹt không rồi mới tiến hành cắm điện.
  • Cắm điện và để máy chạy không tải 30-60 giây, đồng thời siết ốc hoặc trục lăn để điều chỉnh sao cho quả lô ép gần với mặt sàng giúp viên cám ra đều đẹp.

Lưu ý: Không nên siết chặt tay quá sẽ làm quả lô tì sát mặt sàng, tạo ma sát khiến sàng nhanh mòn. Ngoài ra, quả lô tì ép chặt quá khiến cám bị vón cục, viên cám ra chậm kéo theo năng suất hoạt động không cao.

  • Mới đầu bà con nên bón bột cám cho máy ăn từ từ và theo dõi, điều chỉnh kích thước viên cám cho ra đã đạt như mong muốn chưa. Sau khi ép bột cám không 5-7 lần, mặt sàng đã trơn bà con có thể tiến hành cho hỗn hợp nguyên liệu thô vào.
  • Khi kết thúc một ca làm việc, bà con cho một ít trấu hoặc bột cám vào ép cuối cùng để thông sàng và không phải vệ sinh máy thường xuyên, 4-5 ngày vệ sinh sàng một lần.

Viên cám sau khi ép đã được tiêu diệt phần lớn vi sinh vật và nấm bệnh nhờ trong quá trình hoạt động máy sinh nhiệt. Do đó, bà con có thể đem cho vật nuôi ăn luôn hoặc phơi nắng, sấy khô để bảo quản được lâu dài.

Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục khi sử dụng máy ép cám thành viên

Trong quá trình vận hành máy, do thiếu kinh nghiệm nên bà con không tránh khỏi các lỗi như tắc sàng, ép không ra viên… để hạn chế những lỗi này xảy ra bà con lưu ý thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn sử dụng và tham khảo một số cách khắc phục sau.

  • Ép cám không ra viên: Nếu máy không ép ra viên, kiểm tra lại quả lô ép xem đã được siết gần với mặt sàng chưa.

Nguyên liệu đem ép phải được phối trộn sao cho độ ẩm đạt 20%, nếu ướt quá sẽ xảy ra hiện tượng dính bết mặt sàng và gây tắc. Ngược lại, hỗn hợp khô quá thành phẩm ra sẽ bị rời rạc, không kết dính dạng viên.

  • Mặt sàng bị tắc, kẹt: đây là lỗi thường gặp khi bà con mới mua máy về do chưa sử dụng thuần thục. Nguyên nhân gây tắc là do máy mới mặt sàng chưa trơn, bà con đã chạy ngay ngô hạt, trong quá trình nghiền ép ngô nở gây tắc sàng. Do đó, khi cho ngô hạt bà con cần bón từ từ, liên tục không nên đổ ụp nhiều quá vào máy.

Lưu ý: Máy mới nên bà con chú ý chạy 50-100 kg bột cám cho trơn sàng rồi mới sử dụng nguyên liệu thô khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết về tính năng, cấu tạo của từng loại máy ép cám viên bà con có thể tham khảo tại đây: Máy ép cám viên trục đứng S150, S200, S250

Để được hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về các dòng máy ép cám viên của Công ty Bình Quân, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với nhân viên chăm sóc khách hàng để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất:

[su_button url=”tel:0941875995″ style=”3d” background=”#009900″ size=”10″ icon=”icon: phone-square”]Bấm gọi ngay 0941.87.5995[/su_button]


Chúc bà con thành công!

Để được tư vấn thông tin chi tiết về các dòng sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BÌNH QUÂN

Đ/C: Đường La Thành, Phường Phú Thịnh, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội

SĐT: 0914.87.2332 – 0941.87.5995 – 02433.74.74.74

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *